Dược thiện chữa bệnh gút

Bệnh do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của Can, Thận và Tỳ gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh theo các thể:

Thể phong thấp nhiệt: Người bệnh đau khớp đột ngột, thường vào lúc nửa đêm, có khi phát sốt. Tại chỗ khớp: sưng nóng đỏ đau, cự án; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác. Phép chữa: Thanh nhiệt trừ thấp, tiết trọc thông lạc. Dùng bài Thanh trọc thống tý thang: nhẫn đông đằng (dây leo của cây kim ngân) 30g, hoàng bá 15g, ý dĩ 24g, thổ phục linh 24g, huyền sâm 16g, đương quy 12g, một dược 10g, ngưu tất 12g, phòng kỷ 12g, tần giao 12g, thất diệp 24g. Sắc uống

Cây kim ngân là vị thuốc trong bài “Thanh trọc thống tí thang” trị bệnh gút thể phong thấp nhiệt.

Cây kim ngân là vị thuốc trong bài “Thanh trọc thống tí thang” trị bệnh gút thể phong thấp nhiệt.

Thể khí trệ trọc ứ: Khớp sưng đau không đi lại được hay tái phát, bệnh kéo dài dai dẳng, người mệt mỏi, ngực sườn đầy tức, để lâu ngày khớp xương xơ cứng biến dạng, lưỡi ám tối, rêu lưỡi trắng dày; mạch huyền hoạt sác. Phép chữa là hành khí hoạt huyết, thông lạc trừ ứ. Dùng bài Trừ ứ thông lạc thang: hoàng kỳ 30g, thương truật 15g, ý dĩ 24g, tỳ giải 24g, mao đông thanh 24g, xuyên sơn giáp 10g, đương quy 12g, ngưu tất 15g, xích thược 15g, uy linh tiên 15g, trần bì 6g, xuyên khung 8g. Sắc uống.

Thể tỳ hư trọc ứ: Khớp đau ê ẩm, cử động không linh hoạt, tay chân tê bì, nổi u cục, người mệt mỏi, vô lực; tâm quý, khí đoản, buồn nôn; chất lưỡi hồng nhạt có dấu răng; rêu lưỡi trắng nhạt; mạch trầm hoãn tế sáp. Phép chữa là kiện tỳ tiết trọc, trừ ứ thông lạc. dùng bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia vị: Hoàng kỳ 24g, phòng kỷ 12g, bạch truật 12g, ý dĩ 24g, cam thảo 6g, tỳ giải 24g, thổ phục 24g, tàm sa 12g, xích thược 12g. Sắc uống.

Thể thận hư trọc ứ: Bệnh kéo dài lâu ngày dai dẳng, khớp biến dạng nổi u cục, có biến chứng tại thận (viêm thận, sỏi thận), đau đầu huyễn vựng, tiểu tiện ít, tâm quý, phù thũng; lưỡi đỏ, rêu ít; mạch trầm huyền sáp. Phép chữa là bổ thận tiết trọc, trừ ứ thông lạc.

Bài 1 - Lục vị địa hoàng hoàn gia vị: thục địa 24g, sơn dược 12g, phục linh 15g, sơn thù 12g, trạch tả 10g, đan bì 10g, ích mẫu thảo 24g, xa tiền thảo 24g, đỗ trọng 12g, hoàng kỳ 24g. Sắc uống.

Bài 2 - Đào hồng tứ vật gia giảm: sinh địa 24g, xích thược 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g.

TS. Nguyễn Đức Quang

Cơ phương và ngẫu phương trong kê đơn

Y học cổ truyền là một hệ thống chăm sóc sức khỏe con người theo triết lý văn hóa phương Đông. Nền tảng lý luận không ngoài lý luận phương đông (kinh dịch, âm dương, ngũ hành…).Điểm đặc sắc của y học cổ truyền bên cạnh các phương pháp điều trị không dùng thuốc là kho tàng dược liệu và hệ thống dược lý phong phú, đặc trưng của nền y dược học phương Đông là thuốc thang hay thuốc sắc (các vị thuốc được phối hợp thành thang cho vào nước, sắc thành một dung dịch để uống chữa bệnh).

Điều trị y học cổ truyền không ngoài cân bằng âm dương khí huyết, khi mất cân bằng thì biểu hiện bệnh muôn hình vạn trạng thịnh suy, xa gần, trong ngoài khác nhau. Tùy theo tiến triển của bệnh mà thầy thuốc gia giảm theo cổ phương hoặc đối chứng lập phương khiến việc điều trị trở thành nghệ thuật tinh tế và đặc sắc Á Đông. Việc kê đơn cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản và quá trình chuẩn mực đi theo thứ tự lý luận, lập pháp, xử phương và dụng dược. Dựa theo số lượng thuốc muốn dùng trong bài thuốc có thể chia ra 7 loại phương thuốc: đại phương, tiểu phương, hoãn phương, cấp phương, cơ phương, ngẫu phương và phức phương; điều thú vị của xử phương là số dược liệu trong thang thuốc thể hiện tinh hoa triết học phương Đông trong điều trị của người xưa. Đây không phải là sự ngẫu nhiên, mà là sự sắp xếp theo kinh nghiệm điều trị qua các thế hệ và hiệu chỉnh theo triết lý phương đông là cơ và ngẫu.

Cơ phương và ngẫu phương trong kê đơn

Theo kinh dịch cơ là lẽ, biểu hiện của dương; ngẫu là chẵn, biểu hiện của âm. Có thể hiểu số lượng dược dùng trong thang thuốc có chẵn lẻ khác nhau tập trung chủ yếu vào số lượng vị thuốc làm quân và thần. Hoàng đế nội kinh - Tố vấn - Chí chân yếu đại luận ghi nhận: “Về đại yếu, quân một thần ba, là phép của cơ phương; quân hai thần bốn, là phép của ngẫu phương; quân hai thần ba, là phép của cơ phương; quân hai thần sáu, là phép của ngẫu phương”. Như vậy, tổng số lượng vị thuốc của quân và thần nếu là lẽ thì phương thang thuộc nhóm cơ phương, nếu là chẵn thuộc nhóm ngẫu phương. Việc xác lập cơ ngẫu làm nền tảng phân nhóm điều trị.

Điều trị y học cổ truyền không ngoài cân bằng âm dương khí huyết, khi mất cân bằng thì biểu hiện bệnh muôn hình vạn trạng

“Trị bệnh gần thời dùng cơ phương, trị bệnh xa thời dùng ngẫu phương. Muốn hãn, không nên dùng cơ. Muốn hạ, không nên dùng ngẫu”. Trong bát cương, âm dương có thể phân tương đối như sau: phần nổi trội, nhanh, cấp, phần trên thuộc dương; phần chậm, hoãn, phần dưới thuộc âm. Bệnh gần là lúc tà khí - chính khí còn tranh đấu, dùng cơ phương trợ chính khí, nhanh chóng giải quyết bệnh sẽ khỏi. Bệnh xa lúc này đã có tổn hại nhất định trong cơ thể, dùng ngẫu phương hỗ trợ chính khí. Phát hãn dùng tính dược của thuốc giải tà khí ra ngoài bằng mồ hôi, nếu tính gấp sẽ khó kiểm soát và dễ hao tổn tân dịch, do đó không nên dùng cấp phương hay cơ phương là vì vậy. Khi dùng thuốc tân ôn giải biểu, cần phát hãn thì không dùng cơ phương như bài Ma hoàng thang (quân ma hoàng, thần quế chi, tức là dùng ngẫu phương), Quế chi thang (quân quế chi, thần bạch thược là dùng ngẫu phương) phù hợp với quy luật trên. Ngược lại, tả hạ là phương pháp công tà, trị phải nhanh nếu dùng lâu cơ thể dễ suy kiệt, do đó không nên dùng hoãn phương hay ngẫu phương. Như khi dùng thuốc tả hạ bài Đại hoàng phụ tử thang (quân phụ tử, đại hoàng, thần tế tân là cơ phương), Hoàng long thang (quân đại hoàng, thần mang tiêu, đương quy là cơ phương) phù hợp với quy luật tả hạ không dùng ngẫu.

Ngoài ra, khi bệnh cấp dùng cơ phương, nếu không khỏi thì kết hợp ngẫu phương vừa công vừa bổ, tức cơ ngẫu đều dùng, còn gọi là phức phương. “Cơ chi bất khứ tắc ngẫu chi. Thị vị trùng phương” (Chí chân yếu đại luận). Như vậy, tùy tình hình bệnh biến chuyển, người thầy thuốc sẽ thay đổi linh hoạt tùy chứng mà có phương thang phù hợp, không cứng nhắc một phương pháp,nhận định hoãn cấp đúng lúc, nặng nhẹ khác nhau chính yếu vừa đúng đến bệnh là tốt.

Việc nghiên cứu vị thuốc, phương thang theo y học cổ truyền không chỉ là quá trình tìm hiểu tác dụng đơn lẻ từng vị thuốc hay một đặc tính hữu hiệu hiện đại; mà còn là quá trình tìm hiểu về văn hóa phương Đông và nghệ thuật sắp đặt - dụng ý của các bậc danh y đã lưu truyền phương thuốc đó.

TS.BS. VÕ TRỌNG TU N, HẠ CHÍ LỘC

Ngâm chân bằng thảo dược trị nhiều bệnh

Một số loại nước ngâm chân đơn giản

Nước gừng tươi: Tác dụng tốt với người sợ lạnh hoặc hay bị lạnh chân tay, giúp tuần hoàn máu tốt. Cách làm: Gừng tươi 20 - 30g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ là ngâm được.

Ngâm chân bằng thảo dược giúp tăng cường lưu thông máu, giúp xương, khớp dẻo dai.

Ngải cứu: Có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm. Cách làm: Ngải cứu tươi 20 - 30g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân. Không được ngâm quá mắt cá chân.

Vỏ quế và hoa tiêu: Có tác dụng rất tốt trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận. Cách làm: Vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Chú ý không được ngâm quá mắt cá chân.

Hồng hoa: Có tác dụng hoạt huyết thông kinh, tiêu ứ, giảm đau. Dùng tốt cho người thường bị chứng tê cóng hoặc da bị nứt nẻ khi trời lạnh. Cách làm: Lấy 10 - 15g hồng hoa cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, đổ cả nước và bã ra chậu, pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Không được ngâm quá mắt cá chân. Nếu dùng 30 - 50g ngải cứu khô và 10 - 15g hồng hoa đun nước ngâm chân thì còn có thể kích thích tuần hoàn máu, phòng chống và giảm nhẹ được chứng cong phồng tĩnh mạch và chứng viêm dây thần kinh ngoại vi.

Ngâm sao cho đúng cách?

Khi ngâm có thể kết hợp nhiều loại thảo dược trên và ngâm thảo dược trong nước khoảng 15 - 30 phút trước khi nấu để hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn. Tùy vào điều kiện, thùng ngâm chân có thể dùng thùng nhôm hoặc thùng gỗ, có chiều cao lên tới gối, nếu được thùng gỗ càng tốt. Nước thuốc có thể pha thêm nước lạnh sao cho độ ấm khoảng 40 độ C là vừa, lượng ít hay nhiều tùy người sử dụng. Khi ngâm, không nên nhúng ngay bàn chân vào chậu nước mà nên đặt bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi trước, vừa giúp chân không bị “sốc nhiệt” và giúp nở lỗ chân lông. Sau đó từ từ hạ bàn chân sát mặt nước rồi mới ngâm cả chân.

Lưu ý: Những người bị bệnh da như nấm, chàm, ghẻ, lở khi áp dụng biện pháp ngâm chân cần có chỉ định của thầy thuốc và có thùng ngâm riêng để tránh lây bệnh cho người khác. Nên ngâm chân sau bữa ăn, trước khi đi ngủ 30 phút là tốt nhất.

Bác sĩ Lê Hoài Hương

Cách chữa tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn bằng đông y

Tiêu chảy là tình trạng đại tiện phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia làm 2 loại: cấp tính và mạn tính. Tiêu chảy cấp tính thường do lạnh (hàn thấp), do nhiễm trùng (thấp nhiệt) và do ăn uống (thực tích).

Đông y có những bài thuốc có thể điều trị hiệu quả tiêu chảy cấp tính đơn thuần. Khi bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần trong ngày) làm mất nước, mất chất điện giải có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả,…), bạn cần đến bệnh viện để được điều trị theo y học hiện đại càng sớm càng tốt.

Rau má

Rau má

Người bị tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn (do thấp nhiệt) có biểu hiện đau bụng, đại tiện lỏng, lỗ đít nóng, phân ra thối, sốt, nước tiểu vàng đỏ, vật vã không yên, khát nước, phân vàng thâm, đôi khi nôn mửa. Cách điều trị là thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Củ sắn dây 50g, mã đề thảo 20g, cam thảo dây 12g. Sắc với 400 ml nước, cô lại còn 200 ml nước, chia uống 2 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 3 – 4 lần trong ngày.

Bài 2 - Cát căn cầm liên thang gia vị: củ sắn dây 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, cam thảo 8g, kim ngân 10g, mộc thông 10g. Sắc uống.

Lá mơ lông

Lá mơ lông

Bài 3: sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày

Bài 4: hương nhu 20g, bông mã đề 28g, cúc tần 28g, hoắc hương 20g, mộc thông 20g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Chữa người nóng, khát nước, ỉa lỏng tiểu tiện vàng ít.

Bài 5: rau má 200g, lá mơ 200g, búp ổi 50g, mã đề thảo 60g, sắn dây 50g, bạch biển đậu 40g. Rau má, mã đề, lá mơ dùng tươI, giã nhỏ ép lấy nước; cho thêm nước vắt lại lần 2; hợp 2 nước sấy khô, lấy bột. Sắn dây, bạch biển đậu sao vàng, tán mịn. Búp ổi sao qua, sấy ròn, tán mịn. Trộn tất cả thành bột kép. Bảo quản trong lọ kín. Liều lượng: người lớn : 1 – 2 thìa cà phê 1 lần. Trẻ em 0,5 – 1 thìa / lần; uống với nước đun sôi để nguội

Bài 6: búp lá tre tẩm nước gừng 40g, hoắc hương 12g, biển đậu 12g, hậu phác 8g, hương nhu 8g. Sắc lấy nước để uống. Nếu khát nước nhiều thì thêm cám gạo nếp sao cháy đen, thêm 3 lát gừng. Uống thay nước trong ngày.

Kết hợp châm cứu (châm tả) hoặc day các huyệt đại trường du, hợp cốc, nội đình, âm lăng tuyền, quan nguyên, khúc trì, túc tam lý.

Huyệt túc tam lý

Huyệt túc tam lý

Huyệt quan nguyên

Huyệt nội đinh

Huyệt hợp cốc

Huyệt đại trường du

Huyệt đại trường du

Vị trí huyệt:

Đại trường du: Dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1, 5 thốn,

- Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Nội đình: Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.

m lăng tuyền: Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.

Quan nguyên: Dưới rốn 4 tấc.

- Khúc trì: Co khuỷ tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷ, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy.

- Túc tam lý: úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.

Lương y Thảo Nguyên

Bài thuốc trị ra huyết ở thai phụ

Khi đã có thai ra máu kiểu hành kinh hoặc ra một ít máu đen thẫm... gọi là nhâm thần lậu thai hạ huyết. Nguyên nhân do xung nhâm khí hư không chế cái được tâm, tiểu tràng. Bình thường hai kinh mạch tâm và tiểu tràng có liên quan biểu lý với nhau. Khi thụ thai thì xung nhâm tập trung khí huyết để nuôi dưỡng thai và chuẩn bị các công đoạn để tạo sữa khi thai nhi ra ngoài là có đủ sữa để nuôi dưỡng hài nhi. Khi xung nhâm bị phong nhiệt hoặc do can hoả vượng hoặc do tỳ vị hư nhược... làm cho xung nhâm bất cố không thực hiện đúng quy trình, khí huyết không tập trung dưỡng thai ra huyết như kinh thủy mà thành lậu thai hạ huyết. Ngoài ra còn do các nguyên nhân như chấn thương hoặc bệnh lý tại bào cung hoặc cơ quan, bộ phận bên cạnh mà gây lậu huyết.

Đông y chia 4 thể, tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

Do tỳ khí hư

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, da nhợt, môi nhợt, da xanh. Mạch tế sác.

Bài thuốc: hoàng kỳ 12g, cam thảo 08g, nhân sâm 2g, đương quy 10g, trần bì 10g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, bạch truật 12g. Hoàng kỳ tẩm mật sao; cam thảo chích; nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy; trần bì khứ bạch. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, chia đều 3 phần, uống ấm.

Phụ nữ có thai cần ăn đủ chất dinh dưỡng.

Do can hỏa vượng

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, hay cáu gắt, ngực sườn đầy tức hoặc giận dữ nhiều gây ra các triệu chứng người lúc nóng, lúc lạnh thất thường. Mạch sác.

Bài thuốc: sài hồ 10g, đương quy 10g, bạch thược 10g, bạch truật 16g, phục linh 10g, cam thảo 6g, bạc hà 8g, sinh khương 3 lát. Đương quy và bạch thược tẩm rượu, bạch truật đông bích thổ sao, Cam thảo chích. Các vị trên tán mạt + 1.200ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Uống 3-5 thang khi hết ra huyết, sau đó uống tiếp bài thuốc do tỳ khí hư.

Can khắc tỳ

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, khát nước, ăn kém, người gầy yếu, chân tay mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, hai mạng sườn đầy tức; Rêu lưỡi vàng dày. Mạch sác.

Bài thuốc: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 12g, sài hồ 10g, sơn chi 10g. Bán hạ khương chế sau đó bào. Các vị trên + nước 1.200ml sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần. Uống 3-5 thang khi hết ra huyết, sau đó uống tiếp bài thuốc gồm: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 12g, sài hồ 10g, sơn chi 10g, thăng ma 8g, trần bì 8g, bán hạ 8g. Bán hạ khương chế sau đó bào. Các vị trên + nước 1.500ml sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Do huyết nhiệt

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, đầu thông, huyễn vựng, phiền táo, khẩu khát. Mạch trầm sác.

Bài thuốc: sinh địa hoàng 12g, thục địa hoàng 12g. Hai vị trên tán mạt (dập nát), bạch truật 10g, chỉ xác 8g và nước 1.200ml sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Phòng bệnh:

Trong khi có thai cần giữ cho tinh thần thanh thản, thoải mái, vui tươi, tránh mọi cảm xúc quá mức; Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, kiêng không ăn các chất cay nóng, sống, lạnh, nên ăn cháo bồ câu; Chỗ ở thoáng, đủ ánh sáng, đủ ấm, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi điều độ; Giữ gìn vệ sinh sản môn.

BS. Trần Xuân Nguyên

Một dược

Theo Đông y, một dược vị đắng tính bình; vào kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng hoạt huyết trừ ứ, tiêu ung, bài nùng, giảm đau; hành khí. Trị các chứng thống kinh, bế kinh, đau vùng thượng vị, đau do phong thấp tý, do chấn thương té ngã sưng đau, đau do trường ung, nhọt lở khó lành miệng. Liều dùng: 3 - 6g. Khứ dầu, nên làm thuốc hoàn để uống.

Một số bài thuốc có một dược:

Trừ ứ giảm đau: Trị đau ngực bụng do ứ huyết hoặc đồng thời do khí trệ; phụ nữ bế kinh, thống kinh, đau bụng sau khi sinh, chấn thương do đánh ngã sưng đau.

Bài 1: một dược 6g, hồng hoa 6g, diên hồ sách 12g, đương quy 12g. Tất cả nghiền thành bột. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi ấm. Trị đau ngực bụng do ứ huyết, phụ nữ bế kinh, đau bụng kinh.

Bài 2: một dược 6g, nhũ hương 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, bạch chỉ 12g, nhục quế 4g, cam thảo 4g. Tất cả nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày uống 3 lần, chiêu với rượu. Trị chấn thương do bị đánh ngã ứ huyết sưng đau.

Thoát mủ, tiêu nhọt: Dùng khi ung nhọt sưng đau.

Bài 1: một dược 6g, nhũ hương 6g, xạ hương 1g, hùng hoàng 4g. Các vị làm thành hoàn. Mỗi lần uống 4 - 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi ấm. Trị nhọt độc sưng đau.

Bài 2: một dược 12g, nhũ hương 12g. Làm thành thuốc bột. Đắp lên nhọt. Thuốc có tác dụng khứ mủ sinh tân.

Nhũ hương, một dược đều có tác dụng tán ứ hành khí. Tác dụng tán ứ của một dược mạnh hơn nhũ hương nhưng hành khí lại không bằng nhũ hương.

Kiêng kỵ: Người đau không phải do ứ trệ; phụ nữ có thai và kinh nguyệt nhiều quá không được dùng.

BS. Tiểu Lan

Văn cáp: thanh nhiệt, lợi thấp, tán uất kết

sống quần thể ở trong bùn nơi bể cạn, thịt ngon, thường được dùng làm thức ăn. Vỏ hến nung và nghiền thành bột gọi là cáp phấn. Về thành phần hóa học, văn cáp chủ yếu là canxi cacbonat...

Theo Đông y, văn cáp vị mặn, tính hàn; vào kinh phế và thận. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tán uất kết. Trị ho hen, tràng nhạc, đờm kết, tiểu tiện ít, băng huyết, đới hạ. Liều dùng: 4 - 12g. Thường dùng dưới dạng thuốc bột. Để bào chế cáp phần, người ta rửa cọ sạch văn cáp, để ráo, cho vào nồi đất nóng rang độ 1 giờ nó sẽ trở thành trắng, bóp thấy bở ra là được, sau đó tán bột mịn. Văn cáp được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Lợi niệu tiêu thũng:

Bài 1: Thuốc sắc văn cáp: văn cáp 8g, mộc thông 8g, trư linh 8g, trạch tả 8g, đăng tâm thảo 4g, hoạt thạch 12g, đông quỳ tử 12g, tang bạch bì 12g. Sắc uống. Chữa chứng thủy thũng do thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi.

Bài 2: cáp phấn, hồng hoa, nga truật, ngũ linh chi, tam lăng; các vị thuốc liều lượng bằng nhau, tán bột, làm hoàn. Ngày uống 8 - 12g. Trị chứng tích tụ trưng hà.

Mát phổi, chữa ho:

Bài 1: Thuốc bột văn cáp: văn cáp, quả qua lâu, liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột, làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước đun sôi. Chữa ho hen, đờm do nhiệt.

Bài 2: Thuốc bột đại cáp: văn cáp 12g, thanh đại 12g, nghiền thành thuốc bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, với nước đun sôi. Chữa ho hen, đờm do nhiệt hoặc ho ra máu.

Sinh tân, chỉ khát, cầm nôn:

Bài 1: Bột văn cáp: văn cáp nghiền bột, mỗi lần dùng 6 - 8g, uống với nước. Công dụng: sinh tân chỉ khát. Trị khát nước mà uống nhiều.

Bài 2: cáp phấn 20g, cam thảo 12g, hạnh nhân 8g, ma hoàng 12g, thạch cao 20g, sinh khương 12g, đại táo 8g. Các vị tán bột. Mỗi lần dùng 6 -8g, uống với nước. Tác dụng thanh lý, sơ biểu, cầm nôn. Trị sau khi nôn mửa, khát nước và muốn uống nước nhiều.

Tán uất kết:

Bài 1: văn cáp, côn bố, hải tảo, ngõa lămg tử, ngũ linh chi, kha tử mỗi vị 10g; ngũ bội tử 5g, trư yết 60g. Các vị tán bột, làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. Trị tuyến giáp sưng (bướu cổ đơn thuần).

Bài 2: văn cáp 10g, mẫu lệ 15g, hải tảo 10g, côn bố 10g, quế chi 10g, bạch chỉ 10g, đương quy 10g, tượng bối 10g, hoắc hương 10g, hạ khô thảo 20g, tế tân 4g, sơn từ cô 6g. Các vị tán bột, làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. Trị lao hạch ở cổ.

Kiêng kỵ: Người tì vị hư hàn (tì yếu, lạnh dạ) uống phải cẩn thận.

Lương y Minh Phúc